KINH NGHIỆM THI TOEIC: TRÁNH LỖI VẶT KHI NGHE

Đối với các bạn sắp thi, đang chuẩn bị cho lần đầu thi TOEIC hẳn sẽ rất lo lắng và luôn muốn tìm được cho mình những hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thi TOEIC thật hiệu quả và dễ áp dụng. Ngoài ra, áp lực thời gian và không gian trong phòng thi cũng là yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều nếu tâm lý không vững. Từ đó dẫn đến những lỗi vặt khi làm bài, tưởng chừng rất vô lý nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến điểm số.

Mình gặp rất nhiều trường hợp các bạn thiếu chỉ 5 10 điểm thôi mà không đạt được mục tiêu. Rồi tốn tiền và thời gian học lại thi lại rất phiền phức. Và việc thiếu 5 10 điểm này hoàn toàn có thể đến từ việc bạn quên điền đáp án, nghe xong quên mất đáp án nào đúng,…Toàn những lỗi chủ quan và đến từ sự “ẩu” khi làm bài đúng không? Vì vậy, để khắc phục vấn đề này mình sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp làm bài “có tổ chức” nhé!

BỖNG DƯNG QUÊN ĐÁP ÁN ĐÚNG?!

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây là vấn đề chung mà rất nhiều thí sinh mắc phải khi ôn thi và đặc biệt là trong khi thi TOEIC luôn đó các bạn! Nếu nghiêm túc giải đề và khoanh đáp án hệt như lúc thi thật, hẳn sẽ có lúc bạn nhận ra ui trời mình nghe xong hết đoạn rồi nhưng không chắc được đáp án nào là đúng. Bạn khác thì lại ui trời ơi quên mất câu đúng đó là key nào vì làm gì có thể hiện câu trên đề thi.

Với đề thi gồm 100 câu nghe liên tục chỉ diễn ra trong vòng 45 phút. Não bộ của bạn sẽ phải hoạt động hết cỡ. Kết hợp tai nghe, mắt nhìn, não phân tích, tay chọn đáp án… Vì vậy, chuyện bạn vừa nghe xong đã quên hay nhầm lẫn đáp án là hoàn toàn rất dễ xảy ra. 

ĐÁP ÁN NÀO CŨNG THẤY ĐÚNG?!

Kinh nghiệm thi TOEIC Listening không sai không ẩu
Kinh nghiệm thi TOEIC Listening cần thiết cho việc chọn được đáp án đúng

Khi nghe, mình luôn khuyên các bạn phải giữ được các phân tích đáp án rõ ràng, có cơ sở. Tránh tuyệt đối các trường hợp vội vàng kết luận hoặc chọn đáp án dựa theo suy diễn cá nhân. Đây là bẫy khá nhiều người mắc phải nếu làm phần nghe còn quá “non tay”.

Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ gặp phải trường hợp không nghe hiểu được ý đoạn văn. Dẫn đến thiếu thông tin. Không chọn được đáp án đúng. Key nào nhìn cũng như nhau. Lúc này buộc phải khoanh không cơ sở. Đồng nghĩa xác suất đúng rất thấp.

KINH NGHIỆM THI TOEIC TRÁNH LỖI KHI NGHE

Mình nghĩ cũng nhiều bạn nghe về quy tắc “di chuyển đầu bút” mà mình đang muốn nói tới này rồi. Đây được xem là kinh nghiệm thi TOEIC giúp chúng ta hạn chế tối đa những vấn đề vừa đề cập bên trên. Mình sẽ hướng dẫn một cách đơn giản nhất để các bạn dễ dàng hiểu và làm theo nhé!

  • Luôn đặt bút chì bắt đầu ở đáp án A
  • Khi băng bắt đầu chạy, nếu bạn thấy đáp án này còn chưa rõ ràng, không chắc chắn, không nghe được, không hiểu => Tóm lại KHÔNG CHẮC SAI, HÃY ĐỂ NGUYÊN BÚT
  • Ngược lại, nếu đã nghe được đáp án A LÀ SAI, CHUYỂN ĐẦU BÚT NGAY SANG ĐÁP ÁN KẾ TIẾP
  • Khi nghe được đáp án nào đúng, di chuyển bút tới ngay phương án đó
  • Trong trường hợp có đáp án đúng và rõ ràng hơn, chuyển bút đến đáp án đó
  • Cuối cùng, khi đã nghe xong. BÚT ĐẶT Ở ĐÂU KHOANH NGAY ĐÁP ÁN ĐÓ
  • Trường hợp xấu nhất không nghe không hiểu được gì mới chọn đại đáp án
kinh nghiệm thi toeic sử dụng nguyên tắc di chuyển bút
Kinh nghiệm thi TOEIC Listening với nguyên tắc di chuyển đầu bút

LƯU Ý: Tuyệt đối chỉ đánh giá tính đúng sai theo những gì nghe được. KHÔNG SUY DIỄN CHỦ QUAN

Tuy nhiên, quy tắc nào cũng cần được học và rèn luyện thì mới có tính ứng dụng thực tế. Các bạn hãy nghiêm túc tập luyện nó ngay trong quá trình tự ôn tập nhé!

Chat ngay