Chắc hẳn bất kỳ bạn nào khi học tiếng Anh đều từng nghe qua về nội động từ và ngoại động từ, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Nếu bạn còn đang mơ hồ chưa biết phân biệt hai loại từ này chính xác thì hãy cùng xem ngay bài viết này của Anh lê để tìm hiểu chi tiết kiến thức nhứ !!!
Nội động từ – Định nghĩa
Nội động từ là một động từ không xuất hiện tân ngữ trực tiếp. Điều đó nghĩa là không có từ nào trong câu diễn tả ai hoặc cái gì đã nhận hành động của động từ đó. Mặc dù, có một số từ/cụm từ đi theo sau nội động từ và những từ/cụm từ đó thường trả lời cho câu hỏi “như thế nào?”. Một đặc điểm phân biệt giữa nội động từ và ngoại động từ đó là các nội động từ không thể được chuyển sang dạng bị động.
E.g: Anhle laughed. (Jenny đã cười).
Động từ “laugh” chính là là nội động từ trong tiếng Anh. Chúng ta đều hiểu được rằng chủ ngữ Annle là chủ thể của hành động cười mà không cần có có bất cứ tân ngữ nào kèm theo.
Nội động từ thông thường là các động từ được sử dụng để diễn tả hành động như go, lie, ride, die…
- Jenny will go to Da Nang. (Jenny sẽ tới Đà Nẵng.)
- John often rides to school. (John thường đạp xe tới trường.)
- Peter died of an illness. (Peter đã qua đời vì bệnh.)
Cấu trúc của nội động từ là: Subject + Verb.
E.g: Anna cried until her eyes turned red. (Anna đã khóc đến khi đôi mắt của cô ấy ửng đỏ.)
Nội động từ – Cách sử dụng
Tùy từng trường hợp, cấu trúc của nội động từ sẽ thay đổi.
Cách sử dụng | Cấu trúc | Ví dụ |
Nội động từ đi cùng tân ngữ cùng nghĩa | Tân ngữ có cùng nghĩa với nội động từ được dùng trong câu mang nghĩa nhấn mạnh. Cấu trúc: S + V(intransitive) + cognate O | I dreamed a nice dream. (Tôi mơ một giấc mơ đẹp) She slept peacefully. (Cô ấy ngủ một giấc ngủ yên bình) |
Nội động từ tác động trực tiếp lên chủ ngữ | Sử dụng cùng chủ ngữ để thể hiện hành động trực tiếp của chủ ngữ đó trong câu. Cấu trúc: S + V(intransitive) | The sun rises. (Mặt trời mọc) The flowers grow. (Những bông hoa nở) |
Nội động từ là các động từ liên kết (linking verbs) có tính từ bổ nghĩa cho chủ ngữ | Tính từ bổ nghĩa cho chính ý nghĩa của chủ ngữ muốn thể hiện. Cấu trúc: S + V(linking Verbs) + S.Complement | That movie seems interesting. (Bộ phim này có vẻ khá thú vị) The landscape looks majestic. (Phong cảnh ở đây trông thật hùng vĩ) |
Các nội động từ thường gặp
Sau đây là các nội động từ mà Anh lê đã tổng hợp lại.
Awake /əˈweɪk/ | thức, tỉnh giấc |
Agree /əˈgriː/ | đồng ý |
Appear /əˈpɪər/ | trông, nhìn |
Arrive /əˈraɪv/ | đến |
Awake /əˈwāk/ | thức, tỉnh hoặc |
Become /bɪˈkʌm/ | trở thành |
Belong /bɪˈlɒŋ/ | thuộc về |
Collapse /kəˈlæps/ | bị hỏng |
Consist /kənˈsɪst/ | gồm, bao gồm |
Cost /kɒst/ | mất, giá (tiền) |
Cough /kɒf¹/ | ho |
Cry /kraɪ¹/ | khóc |
Depend /dɪˈpɛnd/ | phụ thuộc |
Die /daɪ/ | chết |
Disappear /dɪsəˈpɪər/ | biến mất |
Emerge /ɪˈmɜːʤ/ | hòa nhập |
Exist /ɪgˈzɪst/ | tồn tại |
Fall /fɔːl/ | ngã |
Go /gəʊ/ | đi |
Happen /ˈhæpən/ | xảy ra |
Have /hæv/ | có |
Inquire /ɪnˈkwaɪə/ | yêu cầu |
Knock (sound) /nɒk (saʊnd)/ | gõ (tạo tiếng động) |
Laugh /lɑːf/ | cười |
Live /lɪv/ | sống |
Look /lʊk/ | trông, nhìn |
Last (endure) /lɑːst (ɪnˈdjʊə)/ | kéo dài |
Occur /əˈkɜː/ | xuất hiện |
Remain /rɪˈmeɪn/ | duy trì, còn lại, vẫn |
Respond /rɪsˈpɒnd/ | phản ứng |
Result /rɪˈzʌlt/ | kết quả |
Revolt /rɪˈvəʊlt¹/ | cuộc nổi loạn |
Rise /raɪz/ | nhô lên |
Sit /sɪt/ | ngồi |
Sleep /sliːp/ | ngủ |
Vanish /ˈvænɪʃ/ | biến mất |
Nội động từ – Lưu ý khi sử dụng
Không sử dụng một tân ngữ trực tiếp ngay sau nội động từ. Nếu sử dụng tân ngữ trực tiếp ngay sau một nội động từ, câu sẽ trở thành câu không chính xác. E.g:
- Câu sai: I live Hanoi.
Câu đúng: I live in Hanoi. (Tôi sống ở Hà Nội.) - Câu sai: She doesn’t agree me.
Câu đúng: She doesn’t agree with me. (Cô ấy không đồng ý với tôi)
Cụm nội động từ. Ta có thể áp dụng y hệt quy tắc và cách sử dụng của nội động từ đối với cụm nội động từ trong câu. E.g:
- I turn on the television. (Tôi bật tivi lên.)
- She stays up late everyday. (Cô ấy thức khuya mỗi ngày.)
Thông tin bổ sung phía sau nội động từ. Để bổ sung ý nghĩa và thông tin cho một câu, ta vẫn có thể thêm trạng từ (adverb), cụm trạng từ (adverbial phrase) và cụm giới từ (prepositional phrase) phía sau nội động từ. E.g:
- Why does he run away? (Tại sao anh ấy lại chạy đi?)
away: trạng từ, không tác động trực tiếp tới chủ ngữ “he”. - The car moves slowly on the road. (Chiếc ô tô di chuyển chậm chạp trên đường.)
slowly: trạng từ; on the road: cụm giới từ. Cả hai đều không tác tác động trực tiếp tới chủ thể “the car”.
Nếu có nhu cầu hoặc cần tìm hiểu thêm, các bạn hãy vào link bên dưới.
Ngoài ra, hãy follow fanpage và kênh youtube của mình để cập nhật những tài liệu và bài giảng, bài review hoàn toàn miễn phí từ Anh Lê TOEIC nhé! Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn trong thời gian sớm nhất nhé!
- Fanpage: ANH LÊ TOEIC
- Youtube: Anh Le TOEIC
- Page tài liệu: Nhà Sách TOEIC