Bạn đang có nhu cầu thi các chứng chỉ tiếng Anh để xin việc, thi công chức, viên chức, nâng ngạch… nhưng chưa biết mình cần loại chứng chỉ nào phù hợp bởi có quá nhiều lựa chọn như: Chứng chỉ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo KNLNN 6 Bậc hay các chứng chỉ nước ngoài như Toeic, Toefl, Ielts… Cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại chứng chỉ, đánh giá ưu khuyết điểm của từng loại để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân !
Chứng chỉ tiếng Anh là gì? Tiếng Anh được xem là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội phát triển trong công việc. Muốn nắm bắt được những cơ hội đó, bạn phải vượt qua những kỳ thì để sở hữu những loại chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có giá trị. Hầu hết các loại chứng chỉ anh văn được xây dựng với sự đồng đều, khoa học và khắc phục được nhiều hạn chế của việc đào tạo tiếng Anh phổ thông. Việc ôn luyện các loại chứng chỉ anh văn dựa vào những những tiêu chí sau:
Cấu trúc bài luyện thi TOEIC 2022
TOEIC là bài thi trắc nghiệm được tiến hành trong 2 giờ, gồm 200 câu hỏi chia thành 2 phần như sau:
Phần I: Nghe hiểu
Trong phần này, thí sinh phải chứng minh khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nói tiếng Anh của mình. Phần Nghe hiểu sẽ được thực hiện trong 45 phút với 4 phần. Ở mỗi phần, thí sinh sẽ được nghe hướng dẫn cụ thể và phải ghi nhận câu trả lời vào phiếu trả lời. Thí sinh không được ghi nhận câu trả lời vào cuốn đề thi.
Phần 1: Hình ảnh
Hướng dẫn: Với mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ nghe 4 câu miêu tả về một bức tranh trong cuốn đề thi. Khi nghe, thí sinh phải chọn câu miêu tả phù hợp nhất với hình ảnh là (A), (B), (C) hay (D), sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời. Những câu miêu tả này không có trong cuốn đề thi và chỉ được nghe một lần.
Phần 2: Hỏi và trả lời
Hướng dẫn: Trong mỗi câu, thí sinh sẽ được nghe một câu hỏi hoặc một câu miêu tả và 3 phương án trả lời. Các câu hỏi và trả lời sẽ không có trong cuốn đề thi và chỉ được nghe một lần. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời chính xác nhất (A), (B) hoặc (C) cho mỗi câu hỏi sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời.
Phần 3: Hội thoại
Hướng dẫn: Trong phần này, thí sinh sẽ nghe một số đoạn hội thoại giữa hai người. Trong mỗi đoạn hội thoại, thí sinh sẽ phải trả lời 3 câu hỏi về nội dung của đoạn hội thoại. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời chính xác nhất (A), (B), (C) hoặc (D) cho mỗi câu hỏi sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời. Những đoạn hội thoại này không có trong cuốn đề thi và chỉ được nghe một lần.
Phần 4: Đoạn thông tin
Hướng dẫn: Trong phần này, thí sinh sẽ nghe một số đoạn thông tin do một người nói. Trong mỗi đoạn thông tin, thí sinh sẽ phải trả lời 3 câu hỏi về nội dung được đề cập. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời chính xác nhất (A), (B), (C) hoặc (D) cho mỗi câu hỏi sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời. Những đoạn thông tin này không có trong cuốn đề thi và chỉ được nghe một lần.
Phần II: Đọc hiểu
Trong phần này, thí sinh sẽ được đọc những đoạn văn khác nhau và trả lời một số loại câu hỏi đọc hiểu. Phần Đọc hiểu kéo dài 75 phút với 3 hợp phần có hướng dẫn cụ thể. Thí sinh nên cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt trong thòi gian cho phép. Thí sinh không ghi nhận phương án trả lời vào cuốn đề thi mà tô vào các chữ cái tương ứng với câu trả lời trong phiếu trả lời.
Phần 5: Hoàn thành câu
Hướng dẫn: Mỗi câu sẽ bị khuyết một từ hay một cụm từ và có 4 phương án lựa chọn. Thí sinh chọn một phương án đúng nhất (A), (B), (C) hoặc (D) sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời.
Phần 6: Hoàn thành đoạn văn
Hướng dẫn: Trong đoạn văn sẽ có một số câu bị khuyết một từ hoặc một cụm từ. Thí sinh cần lựa chọn đúng từ hoặc cụm từ thiếu đó để hoàn thành đoạn văn. Mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa chọn. Thí sinh chọn một phương án đúng nhất (A), (B), (C) hoặc (D) sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời.
Phần 7: Đọc hiểu
Hướng dẫn: Trong phần này, thí sinh sẽ được đọc những đoạn tạp chí, bài báo, thư và các tít quảng cáo. Mỗi đoạn sẽ có một số câu hỏi. Thí sinh cần chọn một phương án đúng nhất (A), (B), (C) hoặc (D) sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong phiếu trả lời.
Có rất nhiều bạn không định hướng được vì thấy người ta quảng cáo rầm rộ, bạn bè thì đi học rần rần còn mình thì cứ loay hoay mãi đến khi ra trường thì “EM MUỐN HỌC LẠI TỪ ĐẦU”.
Học TOEIC, Giao tiếp hay IELTS thì cũng đều cần thiết cả vì mỗi cái sẽ phục vụ cho một mục đích nhất định. Tuy nhiên, lộ trình học và lựa chọn học của mỗi người sẽ mỗi khác vì nó còn phụ thuộc vào: TRÌNH ĐỘ hiện tại của bạn đang ở đâu? MỤC TIÊU cụ thể cho việc học đó là gì? Và THỜI GIAN của bạn có đảm bảo để đạt được mục tiêu đó hay không?
TOEIC:
Nếu bạn đang là sinh viên năm 1 và có trình độ Tiếng Anh khá, bạn có thể luyện giải vài đề TOEIC cho quen rồi đi thi luôn. Điểm TOEIC sẽ giúp bạn qui đổi điểm các học phần Anh văn ở trường. Dành thời gian và tiền tiết kiệm được để đầu tư nâng cao hơn về kỹ năng giao tiếp hoặc IELTS nhé! Dĩ nhiên khi ra trường thì cần thi TOEIC một lần nữa (vì bằng TOEIC có giá trị 2 năm) nhưng lúc đó thì cũng dễ ợt rồi, với lại chi phí thi TOEIC cũng chẳng tốn kém là bao.
Nếu bạn là sinh viên năm 4, dù cho giỏi hay dở cũng tranh thủ học và thi TOEIC cho xong để còn kịp tốt nghiệp. Có nhiều bạn 1, 2 năm sau mới quay lại học TOEIC để lấy bằng tốt nghiệp ra, lại mất thời gian mà không biết học còn nhớ gì không nữa!
IELTS:
Bằng IELTS hiện nay khá phổ biến và thể hiện được trình độ Tiếng Anh của bạn nhiều hơn vì bài thi đánh giá cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với những bạn có dự định đi du học hoặc muốn tạo lợi thế cạnh tranh khi đi xin việc thì IELTS luôn là ưu tiên số 1. Mức điểm chung thường được yêu cầu là 6.5.
Tuy nhiên bằng cấp nào cũng có “giá” và giá trị của nó, để đạt được mức điểm IELTS kha khá thì việc đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc cũng không phải là ít. Vậy lời khuyên cho bạn là gì?
Nếu bạn giao tiếp Tiếng Anh tương đối tốt thì có thể đầu tư học và luyện thi IELTS luôn nhé, vì từ nền tảng giao tiếp có thể mở rộng ra các kỹ năng khác của IELTS như nghe, đọc, viết là điều không khó lắm, bạn có thể tìm chỗ học để được định hướng sẽ nhanh hơn, còn nếu muốn tiết kiệm tiền thì có thể tự học nhưng phải đủ siêng và kiên trì.
Và nếu có bằng IELTS rồi thì cũng cần thường xuyên trao dồi các kỹ năng Tiếng Anh để duy trì nhé, vì mặc dù bằng IELTS không có thời hạn nhưng các tổ chức hay công ty thường yêu cầu bằng được cấp không quá 2 năm.
Giao tiếp:
Ngôn ngữ nói chung cũng như Tiếng Anh nói riêng không phải là một bộ quy tắc và ngữ pháp, mà là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau.
Nếu TOEIC, IELTS là điều kiện cần (để xét tốt nghiệp, nộp hồ sơ xin việc, hồ sơ du học) thì giao tiếp là điều kiện đủ (để phỏng vấn xin việc, phỏng vấn du học, du lịch hay chỉ đơn giản là giao tiếp trong đời sống hàng ngày).
Nếu bạn cho rằng mình đã “mất gốc”, “muốn học lại từ đầu”, hay trước đây chỉ học ngữ pháp, từ vựng và thi cử trên giấy thì Tiếng Anh giao tiếp là một sự bắt đầu phù hợp để phát triển kỹ năng ngôn ngữ như một đứa trẻ.
Thật may mắn nếu bạn đang là sinh viên năm 1, năm 2 hay mới đầu năm 3 vì bạn còn khá nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, khi đã giao tiếp tốt thì có thể tập trung 1 – 2 tháng luyện thi TOEIC, hay 3 – 6 tháng luyện thi IELTS, đến khi tốt nghiệp thì trong tay đã có đầy đủ vũ khí để chiến đấu với các nhà tuyển dụng rồi nhé!
Nếu là sinh viên nửa cuối năm 3 hay năm 4 thì thời gian của bạn thật sự không còn nhiều, cộng với thi cử, thực tập, đồ án tốt nghiệp…đòi hỏi bạn phải biết phân bổ thời gian và có lựa chọn hợp lý: Tiếng Anh giao tiếp/IELTS trước (nếu TOEIC không phải là vấn đề lớn đối với bạn khi ra trường) hay học thi TOEIC trước (để chắc chắn rằng bạn sẽ không trễ tốt nghiệp).
Tóm lại, lựa chọn TOEIC, Giao tiếp hay IELTS và xây dựng riêng cho mình một lộ trình phù hợp để cải thiện Tiếng Anh thì bạn cần cân nhắc 3 yếu tố: TRÌNH ĐỘ hiện tại của bạn đang ở đâu? MỤC TIÊU cụ thể cho việc học đó là gì? Và THỜI GIAN của bạn có đảm bảo để đạt được mục tiêu đó hay không? chúc bạn luyện thi toeic tốt